Mào cúc-thuộc họ Cúc.
Mô tả cây mào cúc
Cây thảo sống lâu năm; thân cao 20-80cm, mọc đứng, phân nhánh ít. Lá có phiến hình tím dạng trứng hoặc hình tròn- thuôn dài hình trứng, cỡ 3-16×2.5-11cm, chóp lá hơi tù, gốc hình tim nông; mép có rưng cưa nhỏ; hai mặt phủ long mềm, ngắn; gân dạng lông chim; cuống dài 5-15cm, phủ lông mềm ngắn. Cụm hoa đầu hợp thành dạng tán, dài 10-20; cuống chung dài 2-7cm, mặt ngoài có lông mềm dạng mạng nhện; trong mỗi cụm hoa có 3-20 hoa. Tỏng bao chung hình chuông có hai hình lá bắc hình bầu dục thuôn hoặc hình dài, không lông. Ở mép 5-6 hoa hình lưỡi nhỏ, màu vàng nhạt, ở giữa có nhiều hoa hình ống. Quả bế hình trụ dài 5mm, nhẵn bóng; mào lông màu nâu nhạt, dài 5-6mm.
Sinh thái
Mọc ở khe núi ven rừng, ở độ cao trên 2500m. Cây ra hoa và quả vào tháng 10-11.
Phân bố:
Lào Cai còn có ở Vân Nan, Tứ Xuyên(Trung Quốc)
Vùng Lào Cai nổi tiếng là phát triển cây dược liêu quý như Tam Thất , Sâm Đương Quy, các bạn có thể tìm hiểu về tác dụng củ tam thất và tác dụng nụ tam thất nhé
Bộ phận dùng: Rễ
Tính vị, tác dụng cây mào cúc
Gây nôn (thôi thổ), làm lành nhọt.
Công dụng mào cúc
Ở Vân Nam (Trung Quốc) dùng trị đản nhiệt chứng (chứng mật nóng), mụn nhọt.
Tin liên quan