Những tác dụng tuyệt vời từ Mạo Lương mà bạn chưa biết

Cây Mạo Lương ( hay còn gọi là Hoàng Liên), tên khoa học là Rananculus, thuộc họ Mao Lương, thân thẳng. Cây Hoa Mạo Lương là loài cây cỏ, hoa đẹp được trồng phổ biến trồng rãi ở nhiều nước trên thế giới làm cây cảnh, cây dược liệu.

Mô tả cây mao lương

Cây mao lương là một cây thuốc quý, cây thảo dược được trồng hằng năm, không lông, cao 30-70cm. Lá đa dạng, la ở gốc xoan rộng, chẻ sâu làm 3-5 thuỳ; lá trên do 3 lá chét rộng hay hẹp. Hoa nhỏ rộng cỡ 1cm, màu vàng tươi; mỗi hoa có 5 lá đài nhọn; 5 cánh hoa có vẩy tiết ở gốc, nhiều nhị và nhiều lá noãn có vòi rút ngắn. Ðế hoa dài ra thành trụ mang bế quả dẹp.

MẠO LƯƠNG

Bộ phận dùng:

Toàn cây

Nơi sống và thu hái:

  1. Loài của Ấn Ðộ, Trung Quốc và Việt Nam.
  2. Ở nước ta cây thường mọc trên  vùng  đất khô , phát tán theo dòng nước sông,  thường mọc ở Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nội, Nam Hà, Hải Phòng, …
  3. Thu hái cây vào mùa hè rửa sạch phơi khô.

mao-luong

HOA MẠO LƯƠNG

Thành phần hoá học:

  1. Cây chứa anemonin và 2,50% protoanemonin ngay sau khi cây nở rộ.
  2. Ở cây tươi có chất rất kích thích là anemonol nhưng khi phơi khô sẽ biến thành một chất kém hoạt động hơn là anenonin.

Tác dụng của thảo dược mao lương là gì?

  1. Cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp trên, nghẹt mũi và sốt cao;
  2. Các bệnh về rối loạn tiêu hóa bao gồm đau bụng, viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm đại tràng, tiêu chảy, táo bón, bệnh trĩ và đầy hơi;
  3. Nhiễm trùng đường tiểu (UTIS), chảy máu sau khi sinh, rối loạn gan, ung thư, hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS), vàng da, lậu, sốt, viêm phổi, sốt rét, ho gà và chán ăn;
  4. Đau, sưng âm đạo và các vấn đề về kinh nguyệt;
  5. Sưng tấy, loét, nhiễm khuẩn vết mổ, ngứa, chàm, mụn trứng cá;
  6. Đau nướu và miệng;
  7. Viêm mắt, viêm kết mạc.

Hoa mao lương có độc không?

Tuy mang vẻ đẹp kiều diễm và ấn tượng, nhưng toàn thân hoa mao lương lại có chất độc.

  1. Mao lương khiến cho các loài động vật khác bỏng rát và có những triệu chứng phát ban tạm thời.
  2. Khi còn tươi, mao lương có thể gây ngộ độc đường tiêu hóa một cách nghiêm trọng.
  3. Nếu trúng phải độc của loài cây này, cơ thể có thể phải chịu đựng sự đau đớn do nội tạng và hệ thần kinh bị nhiễm độc nếu không được cứu chữa kịp thời.

Các triệu chứng ngộ độc hoa mao lương:

  1. Tiêu chảy, ra máu
  2. Tiết nước bọt một cách không kiểm soát
  3. Đau bụng liên tục
  4. Phồng rộp nghiêm trọng ở vùng miệng, niêm mạc và đường tiêu hóa.

Trước khi dùng thảo dược mao lương, bạn nên biết những gì?

  1. Đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú (bởi vì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc trong thời gian mang thai hoặc cho con bú);
  2. Đang dùng bất cứ thuốc nào khác, kể cả thuốc kê toa hoặc thuốc không kê toa;
  3. Đang bị dị ứng với mao lương, tá dược trong thuốc mao lương.
  4. Đang mắc những tình trạng bệnh khác, có thể ảnh hưởng đến việc dùng thuốc, đặc biệt là: tăng huyết áp, bệnh gan, bệnh tim;
  5. Đang bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc, thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật nào khác.

Lưu ý:

Khi dùng thảo dược mao lương hoa vàng trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, cho con bú hoặc trẻ em. Trước khi dùng thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

 

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thảo dược mao lương hoa vàng?

Khi dùng mao lương hoa vàng, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

  1. Buồn nôn;
  2. Lo lắng, trầm cảm, động kinh hoặc tê liệt;
  3. Kích ứng da, miệng, họng và âm đạo;
  4. Có thể làm cơ thể tăng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.

Đơn thuốc:

  1. Lao hạch bạch huyết: Giã cây tươi đắp.
  2. Nhọt, viêm mủ da, rắn cắn: rửa cây tươi và giã lấy dịch bôi.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

Củ tam thất có mấy loại?

Dùng Tam Thất Bắc có thực sự tốt cho người mắc bệnh ung thư

Sự thật về tam thất bắc rẻ như củ gừng?

Trả lời

Hotline: 0383 838 663
Chat Facebook
Gọi điện ngay