Mắt trâu là vị thuốc lành tính trong Dông Y dược cổ truyền, còn có tên gọi khác là Lá méo – Micromelum hirsutum Oliv., thuộc họ Cam – Rutaceae. Các bạn có thể đón xem chi tiết ở phần dưới!!!
Mô tả:
Cây gỗ nhỏ, có thể cao đến 6cm. Thân ít phân nhánh, nhánh có long leo nhiều, màu hung. Lá màu xanh sẫm, kép lông chim lẻ, lá chét 5-9, mọc so le, thuôn mũi mác , dài 1.7-13cm, rộng 1-5cm, không cân ở gốc có mũi nhọn sắc dài dài, hơi có răng, có lông nhung ở mặt dưới. Hoa trăng trắng và vàng xanh, thành cụm hoa phủ lông đen, ngắn hơn lá; cành hoa có lông cứng. Quả dạng bầu dục nạc, màu đo đỏ, cam hay hung, rất thơm.
MẮT TRÂU
Sinh thái:
Mọc trên các đồi cây bụi.
Ra hoa tháng 1-2, có quả tháng 4-5.
Thành phần hóa học:
Các nghiên cứu cho thấy Mắt trâu chứ nhiều indol ancaloit, cacbazol ancaloit, flavonoit và prenyl cymarin.
Phân bố:
Sơn La, Cao Bằn, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Khánh Hòa.
Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan.
Bộ phận dùng:
Lá – Folium Micromeli Hirsuti.
Công dụng:
Ở Việt Nam thường dùng lá đắp lên vết thương, vết loát hoặc sao vàng ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp, teo cơ. Một số nơi còn dùng lá hay rễ sắc uống, chữa kinh nguyệt khong đều, sốt, đau nhức, tê thấp.
Lá dùng để trị bệnh ghẻ.
Ở Malayxia, lá giã với lá me, có thêm ít muối dùng đắp vào da làm dịu sự đau khi bị sâu đốt.
Thông tin liên quan: