Mạ sưa, Chẹo thui, Quắn hoa- Helicia nilagirica Bedd., thuộc họ Chẹo thui- Proteaceae.
Mô tả mạ sưa
Cây gỗ nhỏ, cao 6-15m, nhánh non có lông áp sát màu hung rồi không lông; vỏ màu nâu ráp. Lá mọc so le, hình trứng ngược hoặc bầu dục tới thuôn- ngọn giáo, dài 10-17cm hay hơn, rộng 6.5-9cm với gôc tù với hình nêm ngắn, men theo cuống, với đầu tù tới nhọn, mỏng hay dai, không lông; gân bên 6-8đôi, hơi lồi, mép cuộn trong, nguyên hoặc có răng to cách quãng, không đều; cuống lá dài 0,5-1,5cm, phẳng lồi, không lõi.
Cụm hoa gồm 1-2chufm sao 10-20cm, ở nách lá hay sẹo lá. Hoa trắng, vàng hay lục, nhiều, thơm, xép từng đôi trên cuống 2-4.5mm; lá bắc hình dùi, lá bắc con nhỏ. Bao hoa của nụ dài 1.2-1.4cm. Lá dài rộng 0,5mm ở gốc và 2mm ở phần hình bầu dục. Nhị có bao phấn 2.5mm. Vẩy dưới bầu rời hoặc dính thành đấu có 4 thùy. Bầu không lông, vòi mảnh.\
Quả hình trứng tới hình cầu, nghiếng nhiều hay ít, đường kính 2.5-3.5cm, có 3-4 cạnh dọc xếp không đều; vở quả dai. Hạt 1-2.
Sinh thái
: Cây mọc trong rừng ẩm, rừng hành lang, rừng thưa, rừng thông ở độ cao giữa 900 và 2000m. Ra hoa tháng 3-5, có quả tháng 10-12.
Phân bố:
Lai Châu, Lao Cai, Phú Thọ, Đăk Lawk, Lâm Đồng, Bà Rịa- Vũng Tàu. Còn ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan.
Bộ phận dùng: Rễ, lá, quả- Radix, Folium et Fructus Heliciae Nilagiriae.
Tính vị, tác dụng mạ sưa
Vị chát, tính mát, có tác dụng thu nhiễm, giải độc.
Công dụng mạ sưa
Ở Vân Nam ( Trung quốc) người ta dùng chữa viêm ruột, ỉa chảy và ăn trúng độc, trúng thuốc trừ sâu. Quả dùng trị suy nhược thần kinh.
xem thêm