Mạ sưa lá trứng ngược, Quắn hoa lá xoan ngược- Helica obovatifolia Merr. Et Chun, thuộc Chẹo thui- Protaeceae.
Mô tả Mạ sưa lá trứng ngược:
Cây thường xanh cao 6-14(-20)m, nhánh non đầy lông nâu rồi nhẵn, cành giá xám nâu, nhẵn. Lá có phiến hình trứng ngược, dài 5-14cm, rộng 3-8cm, đầu tù, gốc nhọn, mép nguyên hoặc có răng, dai, lúc non có lông nằm ở cả hai mặt về sau nhẵn, gân bên 6-8 đôi; cuống lá dài 1.5-3.5cm.
Cụm hoa chùm ở nách lá hoặc sẹo lá, dài 5-7(12-16)cm, hoa xếp từng đôi, dài 10-12mm, màu trắng, có mùi thơm, lá bắc 0.5-0.7mm, đính ở phần dưới của cuống. Lá dài rộng đến 2mm. Nhị có chỉ nhị ngắn, bao phân dài 2.5mm. Vẩy dưới bầu dài cỡ 0.5mm. Bầu cao 1.5mm, phủ lông hung; vòi nhụy mảnh. Quả hình trứng tới trứng- thuôn, dài 4-5cm, rộng 2.5-3.5cm, không lông, có vỏ quả dai.
Sinh thái:
Cây mọc trong rừng thường xanh, rậm và ẩm, trên đất sét-đá, giữa độ cao 400 và 1500m. Ra hoa tháng 6-8, có quả tháng 10-12.
Phân bố:
Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa. Còn có ở Trung Quốc.
Bộ phận dùng: Lá- Folium Heliciae Obovatae.
Tính vị, tác dụng:
Chỉ khái hóa đàm.
Công dụng Mạ sưa lá trứng ngược:
Ở Quảng Tây ( Trung Quốc), dùng làm thuốc trị ho suyễn.
xem thêm:
củ tam thất cũng là cây thuốc trị bệnh hiệu quả mà các bạn có thể xem về tác dụng củ tam thất hay về tác dụng nụ hoa tam thất