MẮC CÁ ĐUÔI- CÂY THUỐC CHỮA BỆNH PHONG THẤP

Mắc cá đuôi – Allophylus candatus Radlk., thuộc loại Bồ hòn –

Sapindaceae . Để biết thêm chi tiết, các bạn có thể tham khảo phần bên dưới!!!

Mô tả:

Cây bụi. Nhánh hình trụ, gần nhẵn. lá có 3 lá chét hình trái xoan hoặc lá ở giữa hình ngọn giáo- thuôn; cuống lá chét rất ngắn, nhất là các lá bên; phiến dài 10-20cm, rộng 3-7cm, không lông; có răng cưa tù có khi cách xa nhau, có mũi nhọn tù; gân cách quãng.

Cụm hoa chùm đơn, mọc đơn độc ở nách lá, bằng lá hay vượt quá lá; trục thẳng, có lông cứng, phủ đầy hoa xếp thành xim đơm; cuống hoa 1.5mm, có đốt; lá bắc ngắn; hoa trắng. Lá đài 4, không đều, xếp lợp. Cánh hoa 4. nhỏ hơn lá đài, có gốc hình nêm; vẩy ít rõ, phân 2 thùy, có lông nhung. Đĩa ở bên, chia 4 thùy. Nhị 8, chỉ nhị ngắn, có lông nhung, bao phấn hình trái xoan. Bầu có 2 thùy, có lông nhung, đầu nhụy 2. Quả hạch hình cầu, to bằng hạt đậu Hà Lan.

MẮC CÁ ĐUÔI

Sinh thái:

Thường mọc trong rừng và các trảng cây bụi, ở độ cao 300-1500m.

Ra hoa vào tháng 8.

Phân bố:

Lào Cai, Lạng Sơn, Ba Vì.

Còn có ở Trung Quốc.

Bộ phận dùng:

Mắc cá đuôi thường dùng  toàn cây- Herba Allophyli Caudati để chữa bệnh

Công dụng:

Hạt cho dầu

Ở Vân Nam ( Trung Quốc), toàn  cây được dùng trị phong thấp, viêm thận viêm gan và gãy xương.

BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

CHỮA XƠ GAN CÔ TRƯỚNG BẰNG MẮC CÁ CHÙM

Những công dụng tuyệt vời từ Mảnh Cộng

Tác Dụng Phụ Của Cà Gai Leo

 

 

 

Trả lời

Hotline: 0383 838 663
Chat Facebook
Gọi điện ngay