Có thể nói, mầm mây là một trong thảo dược khá lạ lẫm đối với con người. Nó còn có tên gọi khác là Săng ớt, Cổ ngỗng, Kén – Suregada multiflora ( Juss.) Baill. (Gelonium multiflorum A. Juss.), thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae. Bên cạnh đó nó còn có công dụng tuyệt vời, các bạn có thể đón xem phần bên dưới!!!
Mô tả cây mần mây
Cây gỗ cao 4-15m, có nhánh vươn dài, ban đầu xanh lục rồi xám, không lông. Lá có phiến hình bầu dục, lá chét nhọn và hơi tù, thon lại và men theo cuống ỏ gốc, dài 9-14cm, rộng 3-6cm, hơi dày, cứng, bóng nhất là dưới; cuống lá ngắn, có cánh ơ chóp.
Hoa xếp 5-10 cái thành xim co đối diện với lá. Quả nang, hình cầu, đường kính 2cm, mọng và vàng khi chín; hạt tròn, đường kính 7-8mm bao bởi áo hạt.
mần mây
Sinh thái:
Mọc trong rừng thường xanh hay trảng cây bụi, trên đất sa phiến thạch, ở độ cao 100-500m.
Phân bố:
Từ Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh vào đến Kom Tum, Gia Lai, Ninh Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Maianma, Lào, Cam pu chia, Thái Lan, Malayxia.
Bộ phận dùng:
Vỏ và gỗ.
Tính vị và tác dụng:
Vỏ trừ gium, nhuận tràng; gỗ hak nhiệt.
Công dụng mần mây
Vỏ dùng để làm thuốc uống làm chắc chân răng và dùng chữa viêm lợi. Người ta còn dùng làm thuốc tẩy xổ trong các bệnh về gan.
Ở Thái Lan, vỏ được dùng uống trong làm thuốc trị giun, nhuận tràng và dùng trị bệnh nấm, làm chắc lợi và răng; gỗ được dùng trị bệnh đường sinh dục và dung ngoài trị mày đay.
CÁC BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM: