Mục lục
Màn màn tím, Màn màn ri tím, Màn ri tím thuốc họ màn màn
Mô tả MÀN MÀN TÍM:
Cây thảo cao 20-40 cm. Thân có ít lông, 5 cánh, màu xanh dợt hay đỏ. Cuống lá bằng phiếm hay gấp rưỡi phiến lá, mang 3 lá chét, lá giữa lớn hơn,có lông thưa sát. Hoa đơn độc ở nách lá, cuống dài hơn lá,4 lá đài xanh, 4 cánh hoa tím thường vẻnh ra, 6 nhị, có bao phấn màu lam. Bầu có lông, vòi nhụy ngắn. quả cải dài.
Sinh thái MÀN MÀN TÍM
Mọc ở chỗ đất thấp, bãi trống, dọc đường đi. Ra hoa tháng 1-5.
Phân bố:
Gia Lai và các tỉnh Nam bộ.
Còn có ở Ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Indonexia
Bộ phận dùng cây MÀN MÀN TÍM
Thân lá và rễ. Ngoài cây màn màn hoa tím này dùng được rễ ra thi có cây thuốc quý như tam thất cũng dùng được phần củ tam thất và phần nụ tam thất mà ban có thể nhấn vào đó để tìm hiểu nhé
Tính vị, tác dụng:
Vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, làm hết nấc cụt, hết chóng mặt.
Công dụng MÀN MÀN TÍM:
Màn ri tím được dùng chữa các chứng cảm cúm nóng lạnh, nhức đầu, ho hen, và chữa cả rắn cắn. Lá dùng chữa viêm đau thận.
Ở Ấn Độ rễ dùng làm thuốc trị giun; nước sắc cây dùng chữa viêm gan mạn tính và bệnh ngoài da.
Đơn thuốc:
- Đau chín mé: Dùng lá cây Màn màn tím đâm với một ít muối ăn đắp bó bó vào ngón tay buổi tối.
- Nhức đầu: Cành lá Màn màn tím đâm nát đắp vào thái dương.
- Sưng hạch ở cổ, ở cạnh tai, sưng vú: cành lá Màn màn tím tươi giã đắp.
Bài viết liên quan
- Màn màn hoa vàng chữa nhức đầu tê thấp và kích thích tiêu hoa
- Màn Màn cây thuốc chữa viêm thận viêm gan mãn tính