Màng Tang trị đau nhức xương khớp

MÀNG TANG Tinh dầu màng tang có tác dụng kháng khuẩn. Giúp chống loạn nhịp tim, chống thiếu máu cơ tim, đối kháng với loét dạ dày do axit chlohydric gây nên, bình suyễn đối với hô hấp. Tam Thất Việt sẽ giới thiệu chi tiệt về loại cậy dược liệu nay

Màng tang – thuộc họ Long não.

mang-tang
cây màng tang

Mô tả cây màng tang

Cây nhỡ cao độ 5-8m, thân vỏ xanh, có lỗ bì, già thì có màu nâu xám; cành nhỏ và mềm. Lá mọc so le, phiến lá hình mác dài cỡ 10cm, rộng 1.5-2.5 cm, dày, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới màu xám sau biến màu đen, mép nguyên; cuống lá mảnh; gân lá rõ. Hoa nhỏ khác gốc, màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở nách lá. Quả mọng hình tròn hay trứng, khi chín màu đen, mùi rất thơm.

Sinh Thái

Mọc rải rác hay tập trung thành đám nhỏ trong rừng thứ sinh hoặc rừng sau nương dẫy, độ cao 100-1500m.

Ra hoa tháng 2-3, có quả tháng 7-8.

Phân bố

Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nắng, Khánh Hòa, Kom Tum, Gia Lai, Lâm Đồng.

Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á.

Bộ phận dùng

Rễ, cành, lá, quả. Thường có tên đông y là Mộc khương tử

Thành phần hóa học

Quả chứa tinh dầu (38-43%), một người triết xuất citral, hàm lượng thường là 80%. Cây chứa tinh dầu (0.81%) và alcaloid độc laurotetanin. Vỏ chứa alcaloid N-methyl-laurotetanin.

Tính vị, tác dụng

Rễ dùng trị:

  1. Ngoại cảm, nhức đầu, đau dạ dày;
  2. Phong thấp đau nhức xương, đau ngang thắt lưng, đòn ngã thổi thương;
  3. Đầy hơi,;
  4. Sản hậu ứ trệ bụng đau, kinh nguyệt không đều.

Quả cũng dùng trị ăn uống không tiêu, đau dạ dày.

Lá dùng ngoài trị nhọt, viêm mủ da, viêm vú và trị rắn cắn.

Cách sử dụng màng tang

Tùy vào mục đích sử dụng mà cách dùng và liều lượng màng tang sẽ khác nhau. Có thể dùng ở dạng nước sắc, đắp ngoài hoặc chiết xuất lấy tinh dầu để bôi ngoài.

Lượng thường dùng cây màng sử dụng như sau:

Dùng rễ ở dạng thuốc sắc từ 15 – 30gr/ ngày;

Dùng 3 – 10gr quả ở dạng thuốc sắc hoặc tán thành bột mịn;

Dùng lá giã nát đắp ngoài với liều lượng không cố định.

Đơn thuốc:

  1. Ngoại cảm, tê thấp đau nhức xương:

Rễ Mang tang và thân 15-30g sắc uống.

  1. Viêm vú cấp tính:

Lá Màng tang tươi, dầm trong nước vo gạo và dùng đắp. Nhưng để hiệu quả hơn trong việc kháng viêm hoặc tiêu u các bạn co thể tìm hiểu u tuyến giáp uống tam thất

  1. Đau bụng kinh niên, đầy hơi ỉa chảy:

Quả Màng tang, rễ Xuyên tiêu, rễ Cúc áo hoa vàng, rễ Kim sương, rễ chanh, liều lượng bằng nhau nấu thành cao lỏng uống.

  1. Bài thuốc trị chứng phù chân lâu ngày chưa khỏi

 

Nguyên liệu: 30gr lá cây màng tang, 20gr cành lá non cơm cháy và 9gr cỏ gấu tươi.

Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị rồi đem giã cho nhuyễn. Thêm một ít rượu trắng, trộn đều rồi đem đắp lên vùng chân bị phù. Có thể sử dụng băng gạc để cố định.

  1. Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa do ăn thức ăn sống, lạnh

 

Nguyên liệu: 8gr quả màng tang, 12gr lá mơ lông và 4gr lá chè.

Cách thực hiện: Mang toàn bộ nguyên liệu đã được làm sạch sắc cùng với 750ml nước. Tiến hành đun thuốc trên ngọn lửa nhỏ khoảng 15 – 20 phút rồi chắt lọc lấy phần nước. Chia nhỏ phần nước thành 3 – 4 lần và nên uống thuốc khi thuốc còn ấm.

 

  1. Bài thuốc trị đau bụng kinh niên, hay đầy hơi, ỉa chảy

 

Nguyên liệu: Quả màng tang, rễ cúc áo hoa vàng, rễ kim sương, rễ xuyên tiêu và rễ chanh với liều lượng bằng nhau.

Cách thực hiện: Làm sạch toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị rồi đem nấu thành cao lỏng để uống.

Tin liên quan:

Trả lời

Hotline: 0383 838 663
Chat Facebook
Gọi điện ngay