Mạy châu – Carya tonkinensis Lecomte thuộc họ hồ đào – Juglandaceae là loài thảo dược quý hiếm trên thế giới. Để biết thêm chi tiết mời các bạn tham khảo phần bên dưới!
Mô tả cây mạy châu
Cây gỗ nhỡ, rụng lá, cao 20-25m; vỏ màu xám hay xám thãm. Lá kép lông chim một lần lẻ, dài 15-25cm, có 5-7 lá chét. Lá chét mọc đối, hình bầu dục- ngọn giáo, đầu có mũi nhọn, gốc gần tròn, gân bên 20-25đôi; cuống lá chét rất ngắn.
Cụm hoa đực hình đuôi sóc. Hoa đực có cuống dài 5mm, bao hoa 2-3 thùy không đều, 5-6 nhị xếp thành 2 vòng. Cụm hoa cái ngắn, ít hoa. Hoa cái có bao hoa hình chén tren có 4 răng không đều, bầu dưới, không có vòi, đầu nhị 2. Quả hạch hình cầu, hai đầu rất dẹt, cao 2-4cm, đường kính 2.8cm, nứt thành 4 mảnh.
MẠY CHÂU
Sinh thái:
Loại dược liệu này thường mọc rải rác ở độ cao 600-1200m., chủ yếu trong rừng nhiệt đới thường xanh hay nửa rụng lá trên đất ẩm, tầng dày, màu mỡ và thoát nước tốt. Cây sinh trưởng mạnh, tái sinh hạt dễ.
Mùa hoa tháng 3-4, mùa quả tháng 7-8.
Phân bố:
Sơn La (Quỳnh Nhai, Mườmg La, Thuận Châu, Thị xã Sơn La, Yên Châu, Mộc Châu).
Ấn Độ, Trung Quốc (Vân Nam).
Bộ Phận dùng:
Vỏ Quả
Công dụng cây mạy châu
Gỗ hồng tốt, thường dùng làm trong xây dựng và các dụng cụ trong gia đình
Hạt cho dầu béo dùng để ăn.
Ở Vân Nam ( Trung Quốc) vỏ quả chế than hoạt tính, dùng làm thuốc thu liễm, chỉ tả.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Máu chó lưu linh và những điều bạn chưa biết
Những công dụng diệu kì từ Mắt trâu
Những điều bạn chưa biết về cây thuốc Mặt Cắt