MẬN RỪNG CÓ ÍCH trị đòn ngã tổn thương

Mận rừng có ích, Mận rừng hữu ích- thuộc họ Táo ta

man-rung-co-ich
cây mận

Mô tả cây mận rừng có ích

Cây nhỡ cao cỡ 3m. Nhánh sần sùi nhiều hay ít, nhắn, có vỏ màu xám. Lá hình bầu dục, dài 8-14cm, rộng 4-5cm, thót lại đột ngọn thành mũi nhọn dài cỡ 2cm; mép lá có răng sít nhau, nghiêng; gốc lá xiên; chét lá dai; gân bên 6-7 đôi, hơi lồi lên ở mặt dưới; gân con tạo thành mỏng dày, rất rõ; trên các gân có lông màu vàng vàng rụng sớm nhiều hay ít, cuống lá cỡ 0.5cm.

Cụm hoa nách lá trên các nhánh ngắn, gần như nhẵn; hoa lưỡng tính; lá đài nhọn, nhẵn nhiều hay ít, hình tam giác, dính ở phần dưới. Cành hoa nhỏ hơn, nhiều ( khoảng 1/3 các lá đài) thót lại thành móng ở gốc, phía trên hình tam giác. Bầu nhẵn, có 2 ô, hình cầu, có vòi chẻ đôi. Quả hình cầu, trên cuống dài cỡ 1cm.

Sinh thái:

Mọc trong lùm bụi, ở nơi sáng vùng cao.

Ra hoa tháng 4-5, có quả tháng 9-10.

Phân bố: tam thất Lào Cai. Còn có ở Trung Quốc.

Bộ phận dùng: Rễ, vỏ rễ và vỏ cây. Có khi dùng toàn cây.

Công dụng cây mận rừng có ích:

Ỏ Trung Quốc, dùng trị ghẻ lở, eczema, say nắng đau bụng, đòn ngã tổn thương. Dùng ngoài, giã tươi xoa hoặc tán bột rắc; dùng uống trong, dạng thuốc sắc với liều 20-40g.

Ở Quảng Tây, người ta dùng toàn cây làm thuốc đắp ngoài trị đòn ngã tổn thương và gãy xương.

Tin liên quan

Trả lời

Hotline: 0383 838 663
Chat Facebook
Gọi điện ngay