Chữa trị Cảm mạo từ Mắc cá xanh

Mắc cá xanh – Allophylus viridis Radlk., thuộc họ Bồ hòn- Sapindaceae, đây là loại thảo dược mà được mọi người khắp nơi trên thế giới ưa dùng chuyên trị các bệnh về phong tê thấp, cảm mạo.

Mô tả:

Cây nhỏ cao 1-3m; cành nhánh nâu, nhẵn.

Lá có 3 chét, hình thuần, dài 4-9cm, rộng 1.5-2.5cm, đầu nhọn, gốc tròn, phiến có răng cưa ở phần dưới; 8-10 gân bên; cuống có lông tơ.

Hoa xép thành bông màu vàng trắng. Lá đài 4, cái ngoài hình thuẫn, 2 cái trong hình tròn.  Cánh hoa 4, tròn, có lông ở hai cạnh. Đĩa mật có 3-4 tuyến, nhẵn. Nhị 8, bao phấn hơi hình thuẫn, chỉ nhị có lông. Nhụy lép hình trứng có 2 thùy.

Quả tròn, không mở.

MẮC CÁ XANH

Sinh thái:

Thường mọc ở bìa rừng, dưới tán rừng thưa và trong lùm bụi.

Ra hoa tháng 8-9, có quả vào khoảng tháng 11.

Phân bố:

Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Phú thọ, Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An. Còn có ở Trung Quốc.

Bộ phận dùng:

Toàn cây

Công dụng:

Đồng bào Thái Con Cuông (Nghệ An) gọi là Co xăm heng; họ dùng lá, thân cùng rễ chặt nhỏ bó chỗ sưng tấy, đau nhức.

Ở Trung Quốc, rễ, thân được dùng trị phong thấp tê đau, đòn ngã tổn thương; lá dùng trị cảm mạo.

CÁC BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

Điều tuyệt vời từ cây thuốc Mạy châu

Máu chó lưu linh và những điều bạn chưa biết

Những công dụng diệu kì từ Mắt trâu

 

Trả lời

Hotline: 0383 838 663
Chat Facebook
Gọi điện ngay