MẮC CỌOC DẠI – NHỮNG CÔNG DỤNG ĐẶC BIỆT

Mắc coọp dại – loài cây thảo dược còn có tên gọi khác  là lê rừng – Pyrus pashia Buch.- Ham.ex D. Don, thuộc họ hoa hồng.Các bạn có thể đón xem chi tiết ở phía dưới!!!

Mô tả:

Cây nhỡ cao tới 12m, đầu cành non có gai.

Lá hình bầu dục mũi mác, đầu nhọn, mép có răng tù, dài 4-7cm, rộng 2-5cm; lúc còn non có lông ở mặt dưới, sau nhẵn, cuống lá có rãnh ở mặt trên; lá kèm hình chỉ, sớm rụng.

Hoa họp thành chùy ở nách hay ở ngọn, phủ nhiều lông óng ánh; cánh hoa màu trắng, lá bắc màu nâu.

Quả mọng hình cầu, có mụn nhỏ, màu trắng hoặc trắng nhạt, có 3-5 ô, mỗi ô chứa một noãn.

MẮC CỌOC DẠI

Sinh thái:

Cây mọc trong rưng thưa hay các rú bụi ơ độ cao giữa 1000-2000m, thường ở tren đất nghèo, có khi trên đất ngập úng.

Lá rụng vào mùa đông.

Ra hoa từ tháng 2 đến tháng 4 quả chín tháng 11-12.

Phân bố:

Lai Châu, Lào cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Ninh Bình, Lâm Đồng.

Còn có ở Ấn Độ, Neepan, Myanma, Trung Quốc, Lào.

Bộ phận dùng:

Quả, vỏ thân, vỏ rễ – Fructus,  Cortex et Cortex Radicis Pyri Pashiae.

Tính vị, tác dụng:

Quả có vị chua ngọt, tính ấm; có tác dụng nhuận tràng thông tiện, lợi thủy, tiêu tích thực, hóa đàm trệ, Chỉ tả lỵ.

Vỏ rễ có vị chua, chát, tính hàn, có tác dụng giải độc trừ ngứa.

Mắc coọc dại có những công dụng đặc biệt nào?

Quả có vị chua hơi ngọt và hơi chát, khi chín ăn được; còn dùng chữa ho, làm long đờm.

Quả giã ra ép lấy nước uống để chữa bệnh uất bên trong, tức ở lồng ngực.

Quả nướng ăn dùng chữa bệnh lỵ mới phát.

Vỏ rễ có vị chát, tính lạnh được dùng chữa lở sần da (lở chàm) bằng cách giã nhỏ, hòa với giấm mà xát vào chỗ đau.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), quả và vỏ thân dùng trị tứ phù thũng, tiêu hóa bất lương, tiết tả, thống kinh, cao huyết áp.

CÁC BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Chữa trị Cảm mạo từ Mắc cá xanh

Điều tuyệt vời từ cây thuốc Mạy châu

Máu chó lưu linh và những điều bạn chưa biết

 

Trả lời

Hotline: 0383 838 663
Chat Facebook
Gọi điện ngay