Mô tả chi tiết về cây thuốc Mây Dang

Mây dang hay còn gọi là Mây Bắc bộ – Calamus tonkinensis Becc. , thuộc họ Cau – Arecaceae. Mời mọi người đón xem phía dưới!

Mô tả:

Dây leo dài tới 10m, to 1-1,5cm. Lá phiến mang nhiều lá chét, dài 20-25cm, rộng cỡ 2.5cm, mọc so le hay mọc đối, trục lá có gai đen, cao; bẹ có gai cong và roi. Buồng dài và có roi, chùy 5-7, dài 15-35cm; nhánh ngắn. Quả xoan, dài 9-11mm, rộng 7-8mm, vẩy vàng nhạt, mép nâu đen.

MÂY DANG

Sinh thái:

Mọc rải rác trong rừng nửa rụng lá trên nền đứt feralit đỏ hoặc vùng phát triển trên phiến thạch, sét, đá vôi, sa thạch hoặc granit, chủ yếu ở độ cao 550-600m. Ra hoa tháng 6-7, có quả tháng 10-11.

Phân bố:

Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bộ phận dùng:

Quả

Công dụng:

Đàn ông có thể nhai quả ăn còn đàn bà nếu ăn quả sẽ bị mất máu.

Các bạn có thể tham khảo thêm:

Mẫu thảo hoa nhỏ – vị thuốc chữa bệnh lỵ

Sự kì diệu đến từ cây thuốc Mao Lương Quảng Đông

Một số bài thuốc đặc trị từ Mào Gà Đỏ

Trả lời

Hotline: 0383 838 663
Chat Facebook
Gọi điện ngay