Có thể bạn chưa biết, Mây mật – Calamus tetradactylus Hance, thuộc họ Cau – Arecaceae. Mời các bạn theo dõi chi tiết phía dưới!!!
Mô tả:
Thân trườn dài 1-6m, to 6-8mm. Lá dài 25-70cm, mang 14-27 lá chét ở mỗi bên gắn thành 2-4 lá; 2 lá chét ở ngọn dính nhau; bẹ có roi dài. Buồng hoa dài đến 1.5m có roi; chùy 3-8; hoa 2.6-3mm. Quả tròn to 8mm, vẩy vàng rơm, có đốm nâu ở ngọn, mép trắng.
MÂY MẬT
Sinh thái:
Cây ưa ẩm, ưa sáng, mọc rải rác trong rừng thường xanh nguyên sinh hay thứ sinh lá rộng hay được trồng ở vườn, trên đất màu mỡ nhieuf mùn, từ vùng thấp lên đến độ cao 600m hay hơn. Ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 4-5 năm sau.
Phân bố:
Mọc hoang và trồng phổ biến khắp nơi ở Việt Nam. Còn phân bố ở Trung Quốc và ở các nước Đông Nam Á.
Bộ phận dùng: Toàn cây
Tính vị, tác dụng:
Có tác dụng bạc độc.
Công dụng:
Thân dùng làm lạt hoặc để đan lát. Quả màu trắng nhạt, nạc, vị chua, thường dùng để ăn trầu.
Ở Trung Quốc cây được dùng làm thuốc hút độc, để trị đinh sang và giới sang.
Ghi chú:
Loài Mây gai dẹp, ở Trung Quốc gọi là Tỉnh đằng, có thân dây cũng được sử dụng như mây mật. Còn có nhiều loài Mây khác cúng có quả ăn được, như Mây sơn hay mây song, Mây tàu, Mây Đồng Nai.
Các bạn có thể tham khảo thêm: