Một số bài thuốc đặc trị từ Mào Gà Đỏ

MÀO GÀ Đ.

Mào gà đỏ hay còn được gọi là bông mồng gà thuộc họ rau dền, sinh trưởng  ở vùng có khí hậu nhiệt đới, vậy nó có những tác dụng gì? Hãy tìm hiểu ở bên dưới nhé!

Mô tả mào gà đỏ

  • Cây thảo sống dai, cao tới 60-90cm, có thân thửng đứng và phân nhánh, nhẵn. Lá có phiến hình trái xoan hay trái xoan ngọn giáo, có khi hình ngọn giáo nhọn, có cuống rất ngắn, thành bông hầu nhưng không cuống, hình trái xoan-tháp, thành khối dày, có khi thành ngù tua. Quả hình trái xoan, gằn như hình cầu, chưa 1-9 hạt đen, bóng.

mao-ga-do

HOA MÀO GÀ ĐỎ

Sinh thái:

  • Loài cây ưa sáng, dễ trồng, không đòi hỏi nhiều phân. Ra hoa tháng 7-9, có quả tháng 9-11.

Phân bố:

  • Trồng nhiều nơi ở Việt Nam.
  •  Phổ biến gần như khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là vùng có khí hậu nhiệt đới

Bộ phận dùng:

  • Cụm hoa-  thường gọi là Kê quan hoa.
  • Thu hái cụm hoa và hạt vào mùa thu khi hoa nở, đem phơi khô.

Thành phần hóa học:

  • Cây chứa betanin, một chất có nitrogen chứa anthocyanin. Hạt chứa chất dầu béo.

Tính vị, tác dụng:

  •  Cụm hoa tam thất mào gà (Kê quan hoa) có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu. Hạt làm nhày dịu.

Mào gà đỏ có những công dụng đặc dụng nào?

  • Thường dùng hạt và hoa sắc uống để cầm máu trong các trường hợp:  lỵ ra máu, trĩ ra máu, thổ huyết  băng huyết, đái ra máu, rong kinh.
  • Nước sắc hoa và hạt dùng chữa sốt của trẻ em.
  • Hạt nhai  nuốt  nước, lây bã đắp trị rắn cắn. Kê quan hoa còn dùng trị lỵ, xích bạch đới và viêm đường tiết niệu.
  • Ở Ấn Độ, hạt dùng đắp mụn nhọt mưng mủ, trị ho và lỵ. Ngày dùng 10-15g, dạng thuốc sắc.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ mào gà đỏ

  • Chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu máu dạ dày: Mào gà, Thiên thảo, Cỏ nhọ nồi (Cỏ mực) đều 15g, sắc uống.
  • Trĩ ra máu, tử cung xuất huyết: Bông mào gà phơi khô, tán bôt, mỗi ngày uống 5g với nước trà.
  • Viêm đường tiết niệu: Mào gà, Biển súc, mỗi vị 15g, Thái lài 30g, sắc nước uống.
  • Lỵ, bạch đới: Mào gà, Lát khét (rễ) mỗi vị 15g, sắc nước uống.
  • Kinh nguyệt không điều hòa: Dùng cả cây hoa mào gà đỏ để phơi khô 30g, sau đó tán thành bột mịn, lúc đói bụng hòa bột mào gà với rượu mà uống
  • Tử cung xuất huyết cơ năng: hoa mào gà 15 g, mai mực 12 g, đậu ván trắng 12g, sắc  lên lấy nước uống hằng ngày sẽ rất tốt.
  •  Da nổi mề đay: dùng cả cây hoa mào gà nấu nước, uống nước này ngày 3-4 bát và kết hợp rửa ngoài chỗ da bị nổi mề đay.
  • Rong huyết, rong kinh, băng huyết: Hoa mào gà khô 24 g sắc uống, hoặc: Kê quan hoa và trắc bá diệp lượng bằng nhau, sao cháy tồn tính, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 g.
  • Điều trị tăng huyết áp: Cho 3-4g kê quan hoa cùng với 10 quả hồng táo sắc lấy nước uống  hàng ngày

Lưu ý:

  • Không dùng cây mào gà để chữa bệnh cho đối tượng người béo mập quá mức, bệnh u cục.
  • Hoa mào gà đỏ thường được các bà nội trợ tin dùng sử dụng chúng làm món ăn hàng ngày. Một số món ngon được làm từ mào gà đỏ: xào tôm não,thịt vịt nấu mào gà giúp thanh lọc giải nhiệt…

CÁC BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

Sự tuyệt vời từ công dụng Măng Tây mà bạn nên biết

Chữa kiết lỵ từ cây Măng Cụt hiệu quả

Bội Lan – vị thuốc bổ cho mọi nhà

Trả lời

Hotline: 0383 838 663
Chat Facebook
Gọi điện ngay