Mâm xôi, Đùm dũm – thuộc họ Hoa Hồng.
Mô tả cây mâm xôi
Cây nhỡ, mọc trườn; thân, cành, cuống lá, cuongs hoa đều có gai nhỏ. Lá đơn có cuống dài, mọc so le, phiến lá chia 5 thùy không đều, gân chân vịt, mép có răng không đều nhau, mặt trên phủ nhiều lông lở chởm, mặt dưới có lông mềm màu xám.
Cụm hoa thành đầu hay chùm ở nách lá, màu hồng. Quả hình cầu, gồm nhiều quả hạnh tụ họp lại như dáng mâm xôi, khi chín màu đỏ tươi.
Sinh thái:
Mọc rải rác ven rừng, trong rừng thưa, trên các bãi hoang, ven đường đi, ở mọi độ cao lên đến 1800m. Ra hoa tháng 2-3, có quả tháng 5-7.
Phân bố: Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, vào tới Kom Tum, Gia Lai, Lâm Đồng.
Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước khác.
Lào cai có khá nhiều cây thốc quý nôi tiếng nhất là cây tam thất các bạn có thể tìm hiểu về tác dụng củ tam thất và tác dụng nụ tam thất này nhé
Bộ phận dùng: Rễ, Quả, lá.
Tính vị, tác dụng:
Quả có vị ngọt nhạt, tính bình; có tác dụng bổ can thận, giữ tính khí, làm cường dương mạnh sức.
Rễ, lá có vị ngọt, nhạt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt chỉ huyết, hoạt huyết khư ứ.
Công dụng cây mâm xôi
Quả thường được dùng ăn. Cành lá già phơi khô, nấu nước uống thay chè làm dễ tiêu hóa. Quả chữa đau thận hư, tinh ít, liệt dương, đái són, vãi đái, hoạt tinh, di tinh. Liều dùng: 20-30g sắc uống hoặc phối hợp với các vị Ba kích, Kim anh, mỗi vị 10-15g. Cành lá (vỏ rễ) dùng chữa viêm gan cấp và mạn, viêm tuyến vú, viêm loét miệng, dùng cho bên nữa sinh đẻ uống làm thông máu, tiêu cơm. Cây dùng làm trà uống mát, lợi tiểu tiện. Liều dùng: 10-15g hâm hoặc sức uống.
Ở Ấn Độ, người ta dùng quả làm thuốc chữa bệnh đái dầm của trẻ em. Lá được dùng làm thuốc điều kinh, gây sẩy thai.
Ở Vân Nam (trung Quốc) rễ và lá dùng trị viêm gan, gan lách sưng to, viêm xoang miện, lỵ, viêm ruột, đòn ngà tổn thương, phong thấp đau xương, ngoại thương xuất huyết.
Đơn thuốc: Chữa viêm gan mạn tính, sưng gan, viêm uyến vú, dùng 30-40g cành lá cây Mâm xôi, với cây Ô rô, Mộc thông, mỗi vị 15-20g, sắc uống.
Tin liên quan