Mận – thuộc họ Hoa Hồng
Mô tả cây mận
Cây nhỡ, cành ngắn có màu nâu đỏ hồng. Lá hình mũi mác, nhọn hai đầu, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông ở gân.
Hoa màu trắng, thường nhóm hợp 3 cái một. Dài nhẵn, các thùy hình mũi mác, dài bằng ống; cánh hoa hình trứng ngược, nhẵn, nguyên, tròng đầu; nhị 25-30, xếp hai vòng; bầu tròn, 1 ô. Quả hạch nhẵn, có màu sắc thay đổi; tím, bồ quân, màu lục, thường có một rãnh bên; hạch hình trứng, rắn, trong có nhân.
Sinh thái:
Cây trồng thích nghi với những điều kiện khí hậu khác nhau. Ra hoa tháng 12-4 năm sau, có quả tháng 6-8.
Phân bố: Trồng ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Lâm Đồng. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc.
Bộ phận dùng: Quả, hạt, rễ, hoa, lá, nhựa, vỏ.
Ở Trung Quốc người ta dùng toàn cây, quả nhân hạt và vỏ rễ
Tam thất cũng là cây thuốc được sử dụng rất nhieuf từ củ tam thất , nụ tam thất, rễ tam thất, lá tam thất cũng dùng làm thuốc như cây mận này các bạn có thể tham khảo nhé
Tính vị, tác dụng:
Quả vị chua, chát, tính bình, có tác dụng lợi tiêu hóa, giải khát, làm mát da và trừ đau khớp. Nhân hạt có vị đắng tính bình, có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm, nhuận tràng, lợi tiểu.
Rễ có tính lạnh. Hoa có vị đắng, mùi thơm. Lá có vị ngọt, chua, tính bình. Nhựa có vị đứng, tính lạnh.
Ở Trung Quốc, quả được xem là có vị ngọt, chua, tính ấm, có tác dụng thanh can dịch nhiệt, sinh tân, lợi thủy. Hạt có vị đắng, tính bình; có tác dụng tán ứ, lợi thủy, nhuận tràng. Toàn cây có tác dụng giáng khí đạo trệ.
Công dụng mận
Quả ăn có tác dụng chữa đau nhức xương, nhưng ăn nhiều thì nóng âm ỉ ở trong bụng. Nhân hạt chữa phù thũng và làm an máu ứ, chữa bị thương, đau xương, thường phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ dùng chữa khí hư bạch đới và chữa đau răng. Hoa Mận dùng xát mặt trị tàn nhan xám đen làm cho sáng da. Lá chữa trẻ sốt cao co giật. Nhựa chữa mắt màng sưng đau. Vỏ Mận (lớp trắng) chữa phiền khát, ho, ho, bệnh lỵ, bạch đới và cũng dùng sắc ngâm chữa đau răng và rửa mụn nhọt chóng lành.
Ở Vân Nam (Trung Quốc) quả được dùng trị phế lao cốt chưng, tiêu khát, phúc thủy; hạt dùng trị đòn ngà ứ huyết gây đau, ho có đờm ẩm, thủy khí thũng mãn, đại tiện bí kết, bò cạp chích. Vỏ rễ được dùng trị tiêu khát, tâm phiền ẩu nghịch, trẻ em sốt cao, đan độc, đau răng.
Liều dùng: Nhân 12g, Rễ 20-30g, lá 20-30g, Nhựa 1-2g, Vỏ 20-30g.
Tin liên quan