Mẫu Kinh có tác dụng gì

Mẫu kinh, Ngũ trảo lá có răng – Vitex negundo L. var. cannabifolia (Siebold. et. Zucc.) Hand. -Mazz., thuộc họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae.

mau-kinh

cây mẫu kinh

Mô tả mẫu kinh

Cây gỗ nhỏ, cành vuông vuông, có lông mịn vàng vàng. Lá mọc đối; phiến lá kép với 5 lá chét thon hẹp, dài 5-8cm, mép có răng to, mỏng, mặt dưới có lòng vàng vàng; cuống bên 5-15mm. Chuỳ hoa ở ngọn các nhánh. Hoa tím. Quả khô, to cỡ 4mm, màu đen

Sinh thái:

Mọc ở trong rừng, ven rừng, ven đường, từ vùng thấp lên đến độ cao 1000m. Cũng được trồng. Ra hoa tháng 5-7, có quả chín tháng 9-11.

Phân bố:

Lạng Sơn, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bến Tre. Còn có ở Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Nhật Bản.

Bộ phận dùng:

Lá – Folium Viticis Cannabifolia, thường gọi là Mẫu kinh diệp – 4l #m. Quả rễ, thân cũng đều được dùng. Thu hái lá vào mùa hạ, thái nhỏ, phơi khô trong râm. Rễ thân thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô dùng.

Thành phần hóa học:

Lá chứa khoảng 0.05% tinh dầu, còn có alcaloid nishindin.

Tác dụng mẫu kinh

Lá có vị hơi đắng, cay, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ đàm, chỉ khái bình suyễn, trừ sốt rét. Quả có vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng trừ ho, chặn suyễn, giảm đau. Rễ và thân có vị đắng, cay, tính bình; có tác dụng hạ nhiệt, trị ho và trừ sốt rét.

Liều dùng: Rễ, thân, lá 10-30g, quả 3-10g.

Đơn thuốc:

  1. Cảm cúm, rối loạn tiêu hoá: Lá Mẫu kinh, Thồm lồm và Cò ke, mỗi vị 30g, sắc uống.
  2. Ho, hen suyễn: Hạt Mẫu kinh 1.5-3g, sắc nước uống hay chế xirô uống.

Mẫu kinh núi

mau-kinh-nui
mẫu kinh núi

Mẫu kinh núi, Mẫu kinh năm lá, Đẹn năm lá – Vitex quinata (Lour.) F.N. Williams, thuộc họ Cỏ roi ngựa – Verbenaceae. agin

Mô tả cây mẫu kinh núi

Cây gỗ cao tới 25m, cành non vuông, không lòng hay ít lông. Lá kép với 5 lá chét bầu dục thon, đỉnh có mũi nhọn, gốc tù tròn, không lông, có khi có lông ở gân, có hai tuyến ở gốc, cuống dài 4-20cm. Chuỳ hoa ở ngọn, dài 20-25cm; hoa vàng nhạt, môi trên tím, dài hoa phủ lông xanh và có tuyến, có 5 răng nhỏ; tràng có lông dày ở mặt ngoài; ống hình phễu, môi trên có 2 thuỳ, môi dưới có 3 thuỳ, nhị thờ; bầu không lông. Quả hạch hình quả lê, đen đen, rộng 6mm, nằm trong đài đồng trưởng.

Sinh thái:

Cây ưa sáng và ẩm, mọc ven suối, trong rừng và ven rừng, núi đá và núi đất, ở độ cao 200-1000m. Ra hoa tháng 5-7, có quả tháng 8-9.

Phân bố:

Yên Bái, Hà Giang, Tam Thất Lào Cai, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hoà Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quãng Nam, Kon Tum,Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương. Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia Và Philippin.

Bộ phận dùng:

Vỏ, rễ, lá – Cortex, Radix et Folium Viticis Quinatae.

Tính vị, tác dụng:

Vỏ tươi có mùi thơm; có tác dụng bổ dưỡng, rễ chỉ khái định suyễn, trấn tĩnh thoái nhiệt; lá có tác dụng thanh nhiệt giải biểu.

Công dụng mẫu kinh núi

Vỏ sắc uống hoặc ngâm rượu làm thuốc bổ. Dân gian cũng dùng nấu nước 3 thay trà uống làm cho ăn ngon miệng, dễ tiêu i hoá. Cũng dùng chữa phong thấp, lở ngứa (Viện a Dược liệu).

Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị viêm nhánh khí quản, háo suyễn, cam tích, phong thấp, đòn ngã; lá dùng trị phong thấp, đòn ngã, cảm mạo và ở Quảng Châu dùng trị cam tích trẻ em.

Xem thêm:

 

Trả lời

Hotline: 0383 838 663
Chat Facebook
Gọi điện ngay