MẮC CỌOC- VỊ THUỐC CHỮA LÀNH BỆNH

Mắc coọc là loại thảo dược còn có tên gọi khác là Lộc Lê – Pyrus calleryana Decne., thuộc họ Hoa hồng – Rosaceae. Loại cây này được trồng nhiều nơi trên thế giới. Các bạn có thể tiếp tục theo dõi ở phần bên dưới!

Mô tả:

Cây gỗ cao 5-8m; nhánh nhiều.

Lá có phiến xoan hay gần tròn, dài 4-8cm, rộng 3-4cm, tròn hay rộng thành góc ở gốc, có mũi nhọn ngắn ỏ đầu, khía rưng lược, nhẵn,gân bên 8-10 đôi, mảnh và cong phía gần mép. Cuống lá dài 2-4 cm. Lá kèm hình dải, dễ rụng.

Cụm hoa ngù dạng tán. Cuống hoa nhẵn, dài 1.5-3cm. Đài có ống không lông và có thùy hình tam giác, có lông mịn ở phía trên. Cánh hoa hình trái xoan ngược hay tròn, ó móng. Nhị 20. Bầu có 2-3 ô, vòi nhụy 2-3, không lông.

Quả hình cầu, rộng 1-1.5cm, có mụt nhỏ màu trắng.

MẮC CỌOC

Sinh thái:

Cây thường mọc ở trên vùng núi cao

Ra hoa tháng 4, có quả tháng 9

Phân bố:

Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Còn có ở Trung Quóc.

Bộ phận dùng:

Quả, lá, vỏ rễ – Fructus, Folium et Cortex Radicis Pyri Calleryanae

Thành phần hóa học:

Quả chứa 75-80% nước và 15-25% các chất đường.

Tính vị, tác dụng:

Vị chua, chát, tính hàn, không độ. Quả tác dụng khai vi, tiêu thực, chỉ lỵ,  chỉ tả và trừ ho.

Công dụng:

Quả: quả chín ăn được, còn dùng chữa ho, long đờm.

Chữa uất trong, buồn bực ở lồng ngực, giã nát ép lấy nước uống

Chữa bệnh lỵ mới phát; dùng quả nướng ăn

Vỏ rễ chữa lở sần da (lở chàm) cạo lấy lớp vỏ trắng giã nhỏ, hoà với giấm, dùng vải gói lại mà tẩm xát vào chỗ đau, chỗ lở.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), quả và lá dùng trị thổ tả không cầm, ăn vào nôn ra. Vỏ rễ dùng trị lở nấm, ghẻ chốc, phong hủi.

Ở Quảng Tây, rễ cây dùng trị viêm gan.

CÁC BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

TÌM HIỂU NHỮNG TÁC DỤNG CỦA CÂY THUỐC MẮC CÁ

MẮC CÁ ĐUÔI- CÂY THUỐC CHỮA BỆNH PHONG THẤP

CHỮA XƠ GAN CÔ TRƯỚNG BẰNG MẮC CÁ CHÙM

Trả lời

Hotline: 0383 838 663
Chat Facebook
Gọi điện ngay