Mục lục
Mạn kinh lá đơn vị cay, đắng, tính hơi hàn, có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh lợi được đầu và mắt, làm giảm đau.
Mô tả cây mạn kinh lá đơn
Mạn kinh lá đơn, Quan âm biển từ bi biển thuộc họa Cỏ roi ngựa
Cây nhỏ mọc bò mang nhánh đừng cao đến 40cm và hơn nữa. Lá do một lá chét rất thon; phiếu xoan rộng dài 2-5cm, rộng 1-3cm, đầu tù hay lõm, gốc tù tròn, gân bên 3-5 đôi, mặt dưới đầy lông trắng; cuống 3-4mm. Chùm hoa ở ngọn các nhánh, cao 7-8cm; hoa tím xanh; tràng nhiều lông ở ống; nhị 4, thò. Quả hạch cứng vàng, to 5mm.
Sinh thái
Mọc trên cát ven biển đất liền và cát trên đảo. Ra hoa gần như quanh năm, chủ yếu tháng 7-9
Phân bố cây mạn kinh lá đơn
Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế,Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Khánh hòa tới Bà Rịa – Vũng Tàu và Kiên Giang. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Malayxia và Indonexia.
Bộ phận dùng:
Quả- thường gọi là Mạn kinh tử. Lá cững được dùng
Thu hái lá vào mùa hạ. Thu hái quả vào mùa thu khi quả khô chín. Phơi khô.
Thành phần hóa học:
Có tinh dầu chứa camphen, pinen, có vintexicar, acid- butyric.
Tính vị, tác dụng:
Vị cay, đắng, tính hơi hàn, có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh lợi được đầu và mắt, làm giảm đau.
Công dụng:
Quả mạn kinh lá đơn dùng trị:
- Cảm mạo đau đầu, đau nhức nửa đầu;
- Đau mắt quáng gà, đau nhức mắt hoa, mắt đỏ chảy nước mắt;
- Đau cơ, đau dây thần kinh;
- Răng lợi sưng đau.
Cách sử dụng mạn kinh lá đơn
Liều dùng: 3-10g, dạng thuốc sắc. Lá dùng chữa đòn ngã tổn thương; giã nát và ngâm vào rượu, lấy nước uống, bã đắp.
Ở Thái Lan, người ta dùng làm thuốc lợi tiêu hóa, làm long đờm và trị bệnh ngoài da và ghẻ; rễ được dùng trị bệnh gan.
Đơn thuốc:
1.Cảm mạo đau đầu: Lá tía tô, Mạn kinh tử, Bạc hà, Bạch chỉ, Cúc hoa, mỗi vị 9 g sắc uống.
- Đau mắt: Mạc kinh tử, Cúc hoa, hạt thảo minh, hạt gai chống, cỏ tháp bút, mõi vị 9 g, sắc uống
Tin liên quan