3 Loại mây và công dụng bạn nên biết

Mây là 1 loại cây sống đa dang có khá nhiều loài mà các ban có thể tham khảo dưới đây.

1. Mây dang

Mây dang, Mây Bắc bộ – Calamus tonkinensis Becc., thuộc họ Cau – Arecaceae.

may-dang
cây mây dang

Mô tả cây mây dang

 Dây leo dài tới 10m, to 1-1.5cm. Lá có phiến mang nhiều lá chét, dài 20-25cm, rộng cỡ 2.5cm, mọc so le hay mọc đối, trục lá có gai đen, cao; bé có gai cong và roi. Buồng dài và có rơi; chùy 5-7, dài 15-35cm; nhánh ngắn. Quả xoan, dài 9-11mm, rộng 7-8mm, vẩy vàng nhạt, mép nâu đen.

Sinh thái: 

Mọc rải rác trong rừng nửa rụng lá, trên đất feralit đỏ hoặc vùng phát triển trên phiến thạch, sét, đá vôi, sa thạch hoặc granite, chủ yếu ở độ cao 550-600m. Ra hoa tháng 6-7, có quả tháng 10-11.

Phân bố:

 Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Bộ phận dùng: Quả – Fructus Calami Tonkinensis.

Công dụng: 

Đàn ông có thể nhai quả để ăn, còn đàn bà nếu ăn quả sẽ bị mất máu (theo A. Pételot).

Xem thêm thảo dược khác quanh ta:

Mây dẻo

Mây dẻo, Mây cát – Calamus viminalis Willd., thuộc họ Cau – Arecaceae.

Mô tả cây mây dẻo

Thân dài đến 15m, đường kính 1cm. Lá chét 40-50 mỗi bên, gắn thành nhóm 2-5 lá; bẹ có gai đứng dài 2cm và roi dài 4-5cm. Bông mo dài 1-2.5m; chuỳ 3-6; hoa nhỏ, cao 2- 3mm. Quả tròn, đường kính 4cm, vẩy vàng chói, đỉnh nâu.

may-deo
cây mây dẻo( loại này trước đây hay dùng lam bờ rào)

Sinh thái:

 Mọc trong rừng nửa rụng lá, rừng và trảng cây bụi vùng ven biển. Có quả tháng 4.

Phân bố: Khánh Hoà, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang.

Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia.

Bộ phận dùng:

 Rễ – Rễ cây sậy Viminalis. 

Công dụng cây mây dẻo

Ở Campuchia dân gian dùng làm dây buộc và đan lát. Rè được dùng trong một chế phẩm để điều trị bệnh về buồng trứng. Quả dùng ăn được.

Mây lộ

Mây lộ, Macla, Lọ nổi Trung bộ – Hydnocarpus annamensis (Gagnep.) Lescot. et Sleum. (Taraktogenos annamensis Gagnep.), thuộc họ Bồ quân – Flacourtiaceae.

may-lo
cây mây lộ

Mô tả cây mây lộ

Cây gỗ lớn cao 8-10m; nhánh non có lông dày, vàng. Lá có phiến xoan, thon ngược hay hẹp, dài đến 30cm; gân bên 7-8 đôi, mặt dưới có lông ở gần, cuống dài 2.5mm.

Cụm hoa 1-2 hoa; cánh hoa có rìa lông; vẩy cũng có rìa lông. Quả tròn tròn, cao 5cm, có lông dày, vàng, mang 4-5 núm nhụy tồn tại.

Sinh thái:

 Mọc trên đất phiến thạch sét màu mỡ, ở độ cao khoảng 300m.

Phân bố: 

Lào Cai, Hà Nội (Ba Vì), Thanh Hoá, Nghệ An, Gia Lai. Còn có ở Trung Quốc.

Bộ phận dùng: 

Hạt, lá – Semen et Folium Hydnocarpi Annamensis. Có khi người ta dùng bats dail dầu hạt.

Thành phần hoá hoc: Hạt chứa nhiều dầu.

Tính vị, tác dụng:

 Hạt và dầu hạt có vị cay, and tính nóng, có độc; có tác dụng công độc, sát trùng. 

 Công dụng cây mây lộ

 Dùng ngoài trị phong, ghẻ ngứa, giang mai. Dầu hạt nấu lên cũng dùng trị bệnh phong và các bệnh ngoài da như dầu Đại phong tử.

Ở Vân Nam (Trung Quốc) dầu hạt được dùng tri ma chẩn, giới tiền, mẫn mun dị ứng (quá mẫn tính bà chẩn), phong hủi (mà phong) sang dương thũng độc, phong thấp, có tin

xem thêm:

Trả lời

Hotline: 0383 838 663
Chat Facebook
Gọi điện ngay