Nhận biết 4 loài Cây mây

Mây mật

Calamus tetradactylus Hance, thuộc họ Cau – Arecaceae.

cay-may-mat
mây mật

Mô tả cây mây mật

Thân trườn dài 1-6m, to 6-8mm. Lá dài 25-70cm, mang 14-27 lá chét ở mỗi bên, gắn thành nhóm 2-4 lá; 2 lá chét ở ngọn dính nhau; bẹ có roi dài. Buồng hoa dài đến 1.5m, có roi; chuỳ 3-8; hoa 2.6-3mm. Quả tròn to 8mm, vẩy vàng rơm, có đốm nâu ở ngọn, mép trắng. 

Sinh thái cây mây mật

Cây ưa ẩm, ưa sáng, mọc rải rác trong rừng thường xanh nguyên sinh hay thứ sinh lá rộng hay được trồng ở vườn, trên đất màu mỡ nhiều mùn, từ vùng thấp lên đến độ cao 600m hay hơn. Ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 4-5 năm sau.

Phân bố:

 Mọc hoang và trồng phổ biến khắp nơi ở Việt Nam. Còn phân bố ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Bộ phận dùng:

 Toàn cây – Herba Calami Tetradactylus

Tính vị, tác dụng: Có tác dung bat độc.

Công dụng cây mây mật

Thân dùng làm lạt hoặc để đan lát. Quả màu trắng nhạt, nạc, vị chua, thường dùng để ăn trầu.

Ở Trung Quốc cây được dùng làm thuốc hút độc, để trị đinh sang và giới sang.

Ghi chú: Loài Mây gai dep Calamus platyacanthus Merr., ở Trung Quốc gọi là Tính đằng, có thân dây cũng được sử dụng như mây mật.

Còn có nhiều loài Mây khác cũng có quả ăn được, như Mây sơn hay Mây song Calamus rudentum Lour., Máy tàu Calamus palustris Griff, var, cochinchinensis Griff., Mây Đồng nai Calamus dongnaiensis Pierre.

Mây nước

Mây nước, Mây nước jenkinsiana (Griff.) Mart., thuộc họ Cau – Arecaceae.

may-nuoc
cây mât nước

Mô tả cây mây nước

Cây mọc thành bụi khá dày đặc, thân leo cao tới 50m; to 8-18mm, không kể bẹ, gióng dài 40cm. Lá dài 2-3m. Bé màu xanh nhạt với nhiều gai hình 3 cạnh màu nâu đỏ và những lông cứng bao quanh; cuống lá dài chừng 35cm, có những gai dài và ngắn, mọc thẳng; sống lá dài khoảng 1.2m, mặt dưới có nhiều gai mọc rải rác; lá chét 50-75 đôi, sắp xếp đều đặn; lá chét hẹp cong xuống, dài 25-45cm, rộng 1-2cm với 3 gần chính.

Cây có hoa khác gốc, có cụm hoa rất giống nhau, không cuống, dài đến 40cm, rồng làm với một mỏ dài tới 8cm; lá bắc trong 2-4 cái được bao kín bởi các lá bắc ngoài; lá bắc ngoài có gai màu nâu mọc thành từng nhóm hoặc rải rác. Các nhánh của cụm hoa khá mảnh và cong queo, nằm trong các lá bắc trong, dài 12mm, mỗi phía mang 4-7 hoa màu vàng nhạt; đài dài 2mm, cánh hoa dài 5mm, chỉ nhi dài 15mm;

Mây tất hoa cái hình trứng, vòi nhụy 3. Quả chín hình trứng, rộng 2.2cm, vỏ ngoài có 21-23 hàng vẩy màu vàng nâu. Hạt 1, ít khi 2, hình hạt đậu, cơ 15x12mm, có áo hạt.

Sinh thái cây mây nước

 Cây mọc trong các loại hình rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh hoặc thứ sinh và các loại hình rừng lá rộng cận nhiệt đới trên các vùng đất thấp hay trên các đồi núi ở độ cao dưới 1000m.

Cây được gây trồng bằng hạt, cũng có thể nhân giống bằng chồi sinh dưỡng.

Ra hoa từ tháng 6 đến tháng 10, có quả từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

Phân bố: Từ Nghệ An trở ra Bắc. Còn có ở Trung Quốc.

Bộ phận dùng: Thân – Caulis Daemonorops. Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính bình; có tác dụng khử trùng, lợi niệu, khu phong trấn thống.

Công dụng cây mây nước

Chồi non có thể dùng ăn thay rau, như đọt mây nhà. Thân làm thuốc trừ giun đũa, giun móc; còn dùng trị tiểu tiện nóng buốt và đau răng.

Những cây dược liệu quý hỗ trợ huyết áp cao bạn nên tham khảo: Nụ hoa tam thất, củ tam thất

Cây Mây tất

Mây tất – Calamus salicifolius Becc., thuộc họ Cau- Arecaceae.

cay-may-tat
mây tất

Mô tả cây mây tất

Cây bụi, có thân dài 1-2m, đường kính 5-8mm. lá chét mọc thành nhóm 2-3, thon hẹp; có gai rải rác với một mo hay một roi thô sơ. Quả hình cầu, đường kính 8.5mm, với một mô hình nón, dày và ngắn, 14-16 dãy vẫy rộng hơn đài, màu vàng rơm, có mép có răng, màu trắng, đốm nâu ở đầu nhọn; hạt gần hình cầu, đen, bóng, phẳng. (Ảnh số 809).

Sinh thái: Mọc rải rác trong rừng rậm cây lá rộng thường xanh, đất tăng sâu, dày, bằng phẳng, ven suối, nơi sáng, ở độ cao 100-800m.

Phân bố: Quảng Bình, Khánh Hoà, Đồng Nai, Trà Vinh. Còn có ở Trung Quốc, Campuchia.

Bộ phận dùng: Rễ – Radix Calami Salicifolia.

Tính vị, tác dụng:

 Rễ có tác dụng trị lỵ. chống tiết mật, giảm huyết áp, tăng trưởng lực, hạ sốt và lọc máu

Công dụng cây mây tất

Thân được dùng đan lát và làm dây buộc, quả ăn được.

Ở Campuchia, rễ thường được riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác trị kiết lỵ, bệnh về gan, trĩ, sốt rét và bệnh ghẻ cóc.

Afzelia

Trong chăn nuôi thú y, người ta dùng rễ cây Mây tất phối hợp với cây Gõ đỏ xylocarpa (Kurz) Craib với liều bằng nhau, chế thuốc cho vào thức ăn cho ngựa biếng ăn, được xem như giúp ăn ngon và tăng lực.

Cây Mây vọt

Mây vọt, Mây nước – Flagellaria indica L., thuộc họ Mây vọt – Flagellariaceae.

có thể bỏ phiếu
mây vọt

Mô tả cây mây vọt

Dây leo, rất dài, tới 20m và hơn, thân hình sợi đều, đường kính 3-8mm, dẻo. Lá có bẹ; phiến thon, chóp biến thành vòi dài 15-25cm, có chiều rộng thay đổi. Chuỳ hoa dày, trắng ở ngọn; hoa nhỏ, màu trắng vàng, 6 nhị. Quả hạch, hình cầu đường kính 6-7mm, đã nhấn, chứa 1 hạt màu hồng. (Ảnh số 810).

Sinh thái: Thường gặp ở đồng bằng, phổ biến trong các rừng ngập mặn, rừng ven biển, các quần hệ có Lộc vừng, ở độ cao lên tới 1000m. Ra hoa tháng 3-6.

Phân bố

Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Kiên Giang. Cá Mau. Còn có ở các nước nhiệt đới châu Á đến Papua Niu Ghinê, Nuven Caledoni và Bác Ôxtrâylia.

Bộ phận dùng: Lá. Thân, thân rễ, hoa cũng được dùng. 

Thành phần hoá học: Cây chứa acid cyanhydric; hạt độc.

Tính vị, tác dụng: Lá se, có tác dụng chữa thương và lợi tiểu.

Công dụng: Ở Inđônêxia, các lá non dùng

nấu nước xức tóc.

Ở Malaysia, lá giã ra trộn dầu Dừa cũng dùng làm nước gội đầu.

Ở Philippin, nước sắc thân và thân rễ được xem như lợi tiểu; lá và hoa dùng sắc uống lợi tiểu trong các bệnh về đường tiết niệu.

Ở Ấn Độ, lá được dùng chữa các vết thương.

Xem thêm:

 

Trả lời

Hotline: 0383 838 663
Chat Facebook
Gọi điện ngay