Tác Dụng Cây Me Ăn Qủa

Mô tả cây me

Cây gỗ to, cao đến 20m. Lá kép lông chim chẵn, gồm 10-12 đôi lá chét có gốc không cân xứng, chóp lõm. Chùm hoa ở ngọn các nhánh nhỏ, có 8-12 hoa. Hoa có 2 lá bắc vàng, dính nhau thành chóp và rụng sớm; 4 lá đài trắng; 3 cánh hoa vàng có gân đỏ. Quả dài, mọc thống xuống, hơi dẹt, thẳng, thường chứa 3-5 hạt màu nâu sẫm, trơn. Nạc hay thịt của quả (cơm quả) chua. (Ảnh số 811).

cay-me

Sinh thái cây me

Loài cổ nhiệt đới, được trồng nhiều ở Ấn Độ. Ở nước ta, me được trồng khá phổ biến.

Ở miền Bắc, ra hoa tháng 11-1, có quả tháng 5-7; ở miền Nam, ra hoa tháng 4-6, có quả tháng 9-12.

Phân bố: Trồng ở nhiều nơi. Còn có ở Ấn Độ và nhiều nước nhiệt đới khác.

 Bộ phận dùng: Quả, lá, vỏ cây – Fructus, Folium et Cortex Tamarindi Indicae.

Thành phần hoá học cây me

Cơm quả giàu glucid (đường, pectin), khoảng 10% acid citric và tartric tự do, 8% bitartrat acid kali, có tác dụng nhuận tràng; còn có dấu vết của acid oxalic.

Tính vị, tác dụng cây me

Quả Me có vị chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải nắng, giúp tiêu hoá, lợi trung tiện và nhuận tràng. Ở Trung Quốc, quả Me được xem như có tác dụng dưỡng can minh mục, tiêu thực hoá tích, chỉ khát thoái nhiệt, tán bĩ, sát rtùng. Hạt Me có tác dụng tẩy giun. Gỗ Me có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu nhẹ. Vỏ cây Me có vị chát, làm săn da. Lá Me giải độc.

Công dụng quả me

Quả Me dùng ăn tươi hay làm mứt hoặc pha nước đường uống dùng chống bệnh hoại huyết, đau gan vàng da và chống non oe.

Ở Thái Lan người ta dùng quả trị bệnh khi bị rối loạn của mật, còn nước làm quả dùng uống trị sốt rét. Cũng dùng làm thuốc giúp tiêu hoá.

Ở Trung Quốc, quả Me được dùng trị viêm dạ dày mạn tính, thực tích, tiêu hoá không bình thường, đau khối cục ở bụng, đàm ẩm, phụ nữ có thai nôn mửa, trẻ con cam tích; bệnh giun đũa, dự phòng trúng nắng.

Vỏ Me thường dùng làm thuốc cầm máu, trị ỉa chảy, lỵ và nấu nước ngậm, súc miệng chữa viêm lợi răng. Lá dùng trị bệnh ngoài da, thường tắm cho trẻ em để để phòng bệnh ngoàida vào mùa hè.

Cách dùng Cơm quả thường dùng tươi hay làm mứt. Dùng pha nước đường uống, ngày 2- 6g. Vỏ phơi khô, tán bột rắc hoặc sắc uống. Gỗ cây dùng sắc. Lá nấu nước tắm.

Xem thêm:

Đơn thuốc:

  1. Có thai, chán cơm hay nôn nghén: Ăn mứt Me hay sắc quả Me lấy nước uống.
  2. Có mang táo bón hay người già táo bón mạn tính: Gỗ Me 100g sắc uống hàng ngày thay nước trà.
  3. Tẩy giun: Hat Me 4-8g, phối hợp với quâ Giun 6-12g, sao vàng tán bột uống, uống liền trong ba ngày vào lúc sáng sớm.

Ngoài ra quả me còn là 1 loại thức uống giải nhiệt ngày he khi kết hợp ngâm đường

Sơ chế me

Me tươi bạn đem đi rửa sạch rồi đun sôi 1 lít nước, sau đó đổ nước sôi vào me và ngâm khoảng 5 phút. Chuẩn bị một lít nước trong thau nhỏ và cho vào nửa chén muối rồi khuấy đều đến khi muối tan hết.

Kế đến, lấy me ra lột vỏ rồi ngâm me với hỗn hợp nước muối loãng trong 1 ngày để tránh me bị thâm đồng thời giúp nước me khi ngâm đằm hơn.

Sau 1 ngày bạn vớt me ra rửa lại với nước lạnh rồi để ráo.

Nấu nước đường

Chuẩn bị một chiếc nồi rồi cho vào đó 500 gam đường cùng ½ muỗng muối và khuấy đều. Bạn bắc nồi nước lên bếp và đun để đường tan ra, đến khi phần nước đường sôi thì tắt bếp và để nguội.

Ngâm me đường

Me sau khi đã ráo nước hoàn toàn bạn xếp lần lượt vào bình thủy tinh đã chuẩn bị. Tiếp đến bạn cho phần nước đường vào hũ thủy tinh đựng me. Đậy chặt lắp hũ me lại và đem để trong tủ lanh. Với cách ngâm me này chỉ sau 2 ngày là bạn đã có thể sử dụng thành phẩm.

Xếp me vào lọ rồi đổ nước đường vào

Một lưu ý nhỏ cho bạn khi xếp me vào bình. Bạn nên để me theo chiều dựng đứng, cuống me hướng lên trên, xếp đến khi đầy bình.

Nước đường cho vào hũ cần đổ ngập me nhưng đừng để đầy hũ. Áng chừng nước me cách miệng hũ khoảng 1cm là được. Và bạn cần đảm bảo rằng hũ ngâm me đã được làm sạch và phơi khô nhé. Bởi nếu không sẽ rất dễ bị hỏng

Xem thêm:

Trả lời

Hotline: 0383 838 663
Chat Facebook
Gọi điện ngay