Mè đất, Tử diện thảo, Phong oa Man mặc trăng – Leucas zeylanica (L.) R. Br., thuộc họ Hoa môi – Lamiaceae.
Mô tả cây mè đất
Mô tả: Cây thảo cao 20-50cm. Thân vuông, đổi, không cuống, phiến hình mũi mác, mép hơi khía răng. Cụm hoa hình cầu ở nách lá, cách xa nhau. Lá bắc hình chỉ, ngắn hơn dài.
Đài hình ống, miệng đài xiên, mặt trong có lông, 10 gân, 10 răng. Tràng màu trắng thò ra ngoài ít, ống thẳng, môi trên lõm, môi dưới 3 thuỳ; 4 nhị; vòi ngắn, chẻ đôi. Quả bế tư, màu nâu, nhẵn.
Sinh thái mè đất
: Mọc hoang dọc dường di, các bãi đất hoang, ruộng khô vùng dồng bằng và ven biển. Ra hoa, quả gần như quanh năm.
Phân bố: Hoà Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh, Kiên Giang. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia.
Bộ phận dùng:
Toàn cây – Herba Leucatis Zeylanicae.
Thu hái cây vào mùa hè, mùa thu, thái ngắn, phơi khô dùng hay dùng tươi.
Tính vị, tác dụng:
Vị đắng, cay, tính ấm, có mùi thơm; có tác dụng khư phong, giải biểu, chỉ khái, hoa đàm,
Công dụng mè đất
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị: 1. Cảm mạo, ho; 2. Phong nhiệt tê đau, dạ dày và ruột không thông; 3. Ho gà. Liều dùng: 12-25g, dạng thuốc sắc.
Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trị ghẻ và bệnh ngoài da; cũng dùng trị đau đầu và cảm mạo. Ở Inđônêxia cây cũng được dùng trị bệnh ngoài da.
Ở nước ta, nhân dân còn dùng làm thuốc trị rắn cắn, trị sa dạ dày và chữa bệnh đau mắt cho người và gia súc. Bênh đau mắt đỏ các bạn cung có thể tìm hiểu về tac dụng củ tam thất ở trang Tam Thất Lào CAI này nhé!
Đơn thuốc:
- Mắt bị va quệt, kéo mây, đóng vẩy cá: Lấy một ít lá cây Mè đất, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cho vào một ít muối, nhỏ vào mắt ngày vài lần.