Mây vọt hay còn gọi là Mây nước – Flagellaria indica L., thuộc họ Mây vọt – Flagellariaceae. Mời các bạn tham khảo chi tiết phía dưới!!!
Mô tả: Dây leo, rất dài tới 20m và hơn, thân hình sợi đều, đường kính 3-8mm, dẻo. Lá có bẹ; phiến thon, chóp biến thành vòi dài 15-25cm, có chiều rộng thay đổi. Chùy hoa dày, trắng ở ngọn; hoa nhỏ, màu trắng vàng, 6 nhị. Quả hạch, hình cầu đường kính 6-7mm, đỏ, nhẵn, chứa 1 hạt màu hồng.
Sinh thái: Thường gặp ở đồng bằng, phổ biến trong các rừng ngập mặn, rừng ven biển, các quần hệ có Lộc Vừng, ở độ cao lên đến 1000m. Ra hoa tháng 3-6.
Phân bố: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Lâm Đòng, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Tp Hồ chí Minh, Long An, Kiên Giang, Cà Mau. Còn có ở các nước nhiệt đới châu Á đến Papua Niu Ghine, Nuven Caledoni và Bắc Autraynia.
Bộ phận dùng: Lá. Thân, thân rễ, hoa
Thành phần hóa học: Cây chưa nhiều acid cyanhydeic; hạt độc.
Tính vị, tác dụng: Lá se, có tác dụng chữa thương và lợi tiểu.
Công dụng: Ở Indonexia, các lá non dùng nấu nước xức tóc.
Ở Malayxia, lá giã trộn dầu Dừa cũng dùng làm nước gội đầu.
Ở Philippin, nước sắc thân và thân rễ được xem như lợi tiểu; lá và hoa dùng sắc uống lợi tiểu trong các bệnh về đường tiết niệu.
Ở Ấn độ, lá được dùng chữa các vết thương.
Các bạn có thể tham khảo thêm: