Mật mông hoa có tác dụng gì

Mật mông hoa – thuộc họ Bọ chó – Buddleiaceae.

Mô tả mật mông hoa

Cây nhỏ, có nhánh non phủ lông đơn, sít nhau, màu hung hay trăng trắng và những lông tuyến. Lá xoan hay thuôn

5-15cm, rộng, ngọn giáo, dài 1-3cm, nhọn hay có mũi ở đầu, nguyên hay có răng, dài 5-11 cm, rộng 2-4 cm, nhấn ở trên, có lòng bột ở dưới, dạng màng hay hơi dai. Hoa trắng, vàng vàng, thành chuỳ ở ngọn thường hẹp, dài 15cm, gồm những xim có cuống, nhiều hoa. Quả nang hoá sừng, thuôn bầu dục, hai lần dài hơn đài.

mat-mong-hoa

Sinh thái:

  • Mọc rải rác trong rừng vùng núi đá vôi.
  • Ra hoa tháng 2-4, có quả tháng 5-8.

Phân bố:

Cao Bằng, Lạng Sơn. Còn có ở Trung Quốc.

Bộ phận dùng:

Hoa, rề, lá –  thường gọi là Mặt mông hoa

Thu hái hoa vào mùa xuân, lúc hoa chưa nở hết mang về phơi khô. Những hoa màu tro, nhiều nụ, có lông mịn, không lẫn cành lá là tốt. Rễ, lá thu hải quanh năm.

Thành phần hoá học:

  • Có glucosid linarin.

Tính vị, tác dụng mật mông hoa

Vị ngọt, tính mát. Hoa thanh can minh mục, khử ế, khư phong, lương huyết. Lá khư hủ sinh cơ. Rễ thanh nhiệt giải độc, trừ thấp lợi đảm.

Tác dụng của mật mông hoa

Theo y học cố truyển

Hoa dùng chữa thong manh, mắt đỏ đau, chảy nhiều nước mắt. Là loại thuốc nhãn khoa, có tác dụng làm sáng mắt tiêu viêm, mát dịu. Lấy rượu và tẩm thứ hoa này uống có thể trị màng trong mắt, tia máu đỏ trong mắt và mắt quáng sợ ánh sáng. Đối với chứng nhìn kém, quáng gà, trẻ con cam ám mục bởi dinh dương kém cũng có công hiệu.

Lá non, cành và vỏ rễ của cây này đều làm thuốc trừ phong thấp và làm thuốc đòn. Lá còn dùng ngoài giã đắp trị sưng lở. Tác dụng củ tam thất trị thiếu máu các bạn có thể tham khảo

Ở Vân Nam (Trung Quốc), hoa được dùng trị viêm kết mạc, giác mạc có màng; lá dùng trị mụn nhọt lở loét; rễ dùng trị viêm gan thể hoàng đản, thuỷ thũng.

Theo Y học hiện đại mật ong hoa có tác dụng

Bảo vệ thần kinh: Những nghiên cứu trên chuột cho thấy, mật mông hoa có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh do tình trạng thiếu máu lên não. Tác dụng này là nhờ khả năng kháng viêm và ức chế sự hoạt hóa của tế bào tiểu thần kinh đệm;
Kháng viêm: Chiết xuất mật mông hoa có khả năng kháng viêm, điều này mang lại tiềm năng trong việc điều chế thuốc chống xơ vữa động mạch;
Tác dụng trên mắt: Thành phần Flavonoid trong dịch chiết nhỏ mắt có thể ức chế sự khô mắt ở chuột khi nồng độ các androgen giảm. Bên cạnh đó, chiết xuất từ dược liệu này khi nhỏ mắt giúp phòng ngừa tình trạng khô mắt ở thỏ bị thiến, đồng thời cải thiện cấu trúc hình thái tuyến lệ trong mô hình mắt khô của thỏ;
Bảo vệ gan: Chiết xuất mật mông hoa có thể tác dụng bảo vệ tế bào gan chống lại các thương tổn thông qua khả năng hoạt hóa con đường AMPK và mang lại nhiều hứa hẹn trong điều trị các rối loạn của gan;
Chống ung thư: Hoạt chất Saponin trong mật mông hoa có tác dụng ức chế tế bào ung thư máu dòng HL-60;
Độc tính: Liều độc LD50 trên chuột là 933 mg/kg.

Đơn thuốc:

  1. Đau mắt đỏ, sợ chói, chảy nước mắt: Mất mông hoa, Cúc hoa và hạt Mào gà mỗi vị 12g, Hoàng đàng 8g, sắc uống.
  2. Đau mắt đỏ do thời khí ôn nhiệt, nhiều người cùng mắc, mất ngứa, nhức đầu hoặc có sốt: Dùng Mật mông hoa, Bạc hà, Kinh giới, hạt Muồng sao, Huyền sâm, Dành dành, vỏ Núc nác, Ngưu tất, Mạch môn, mỗi vị 12g, sắc uống.

Xem thêm:

Trả lời

Hotline: 0383 838 663
Chat Facebook
Gọi điện ngay