Mận rừng Nepan. Cồng của . Rhamnus nepalensis (Wall.) Lawson, thuộc họ Táo ta -Rhamnaceae.
Mô tả Mận rừng Nepan
Cây bụi, cành non hơi có lông, sau nhân, màu đen nhánh Lá hình trái xoan đến bầu dục, dài 45-12cm, rộng 25cm, nhọn và gần tròn ở gốc, tận cùng thành mũi nhọn ngắn và tù, mép khía răng gần 8-12, nổi rõ ở mặt dưới cuống lá dài 5-12mm, có rãnh ở trên. Hoa hợp thành bố 2-8, trên các trục có lá rất dài và phân nhánh, đạt tới 10-25cm; cuống hoa dài 1- 15mm, rất mạnh Lá đài 5, dài 15mm, hình tam giác dài, nhọn. Cảnh hoa 5, dài 1mm, gắn tù, thót lại thành mong ngăn. Nhị 5, ngăn hơn cánh hoa. Địa mặt rất mỏng. Bầu có 3 ô chứa mỗi ô 1 noàn đảo hướng lên; vòi nhụy chẻ đôi từ giữa. Quả nang to 4-5mm, khi chín màu đỏ, mang dài tồn tại, hạt 2-3, bóng, màu đen
Sinh thái Mận rừng Nepan
Mọc trong rừng vùng núi đá vôi.
Ra hoa tháng 5-11, có quả tháng 11 đến tháng 2 năm sau,
Phân bố: Ninh Bình, Gia Lai, Làm Đông.
Còn có ở Ấn Độ. Nêpan. Trung Quốc
Bộ phận dùng;Rễ lá, quả – Radix, Folum et Fructus Rhamni Nepalensis.
Công dụng Mận rừng Nepan
Quả giã ra, ngâm giấm dùng chữa mụn rộp mọc vòng Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ cây được dùng làm thuốc trị phong thập là giá ra lấy dịch trị mẩn ngứa và ghẻ. Còn ở Qủang Tây, rễ được dùng trị phong tháp tê đau
Cây Sách cổ Việt Nam ghi: Lá dùng đắp trên mụt thuỷ bào chẩn, trị nhức đầu, hạt trị sán lại.
Ghi chú: Còn có một thứ của loài này var tonkinensis (Pit) Tardieu, phân bố ở Lào Cai và Ninh Bình cũng có quả chà ra, ngâm giấm, dùng chữa bệnh mụn rộp mọc vòng (CCTT, 3.260).
Xem thêm: